Phương pháp học từ vựng IELTS nhớ lâu và nhanh nhất

Sau đây là những lưu ý sẽ giúp bạn không chỉ nâng cao được vốn từ vựng IELTS, mà còn giúp bạn nâng được vốn từ tiếng Anh nói chung.

1. Học theo ngữ cảnh

Nếu như các bạn đã từng download và cố gắng học từ vựng từ các bộ tài liệu có tên gọi như: “100 từ vựng cần có trong IELTS Speaking”“2000 từ vựng phổ biến trong IELTS Listening” thì bạn đang học sai cách vì bạn sẽ không biết được những từ vựng này xuất hiện ở đâu, và sử dụng những từ này như thế nào. 

Vì vậy, các bạn cần phải tạo thói quen học từ vựng theo văn cảnh, đó có thể là từ trong phim ảnh, các đoạn video, podcast, trên đài Radio, và nhìn rộng hơn chúng ta cần học từ vựng theo chủ đề 

Đây là phương pháp đã được khuyên dùng bởi rất nhiều đầu sách học tiếng Anh và các chuyên gia ngôn ngữ nổi tiếng trên thế giới. Những cuốn sách như “Vocabulary in use” hay “Oxford Words skill” - hai đầu sách học từ vựng uy tín được hàng triệu người sử dụng trên toàn cầu - đều cấu trúc các bài học đi theo một chủ đề nhất định. 

Việc học từ vựng theo chủ đề sẽ giúp chúng ta trau dồi  và kết nối các từ vựng một cách hiệu quả hơn, bởi khi ọc từ vựng theo chủ đề giúp người học dễ hình dung hơn, khi nhắc đến 1 từ bất kỳ trong một  chủ đề nào đó thì não bộ lập tức sẽ gợi nhắc về những từ liên quan đến nhau.

- Khi học, bạn sẽ học các từ liên quan tới nhau và khi nghe người khác nói, bộ não sẽ kích hoạt tra từ và dự đoán những từ liên quan. Như thế bạn sẽ nhanh chóng hiểu và có thể phản xạ trả lời một  cách nhanh hơn. Điều này được cho là cực kỳ hữu ích đối với những bạn thi IELTS Speaking hay IELTS Writing, bạn sẽ có thêm nhiều idea hơn và bài viết hay bài nói cũng sẽ mạch lạc và có nhiều sự liên kết với nhau.

2. Ghi chép từ vựng đúng cách

Ghi chép theo các sau sẽ giúp các bạn hệ thống từ vựng tốt hơn

Từ mới: Nghĩa tiếng Việt

  • Từ loại hoặc những lưu ý về mặt ngữ pháp khi sử dụng những từ đó
  • Một số cụm từ cố định (collocations) phổ biến với từ đang học 
  • Ví dụ: research (n.) countable: nghiên cứu

         -> carry out a research/ conduct a research

3. Chủ động ôn tập lại 

4. Bí kíp chinh phục từ vựng IELTS nhớ nhanh, nhớ lâu

Ở phần này, chúng ta sẽ đi sâu vào phân tích nguyên nhân. IELTS Login sẽ giúp bạn khám phá và tìm ra Bí kíp học từ vựng IELTS nhớ nhanh, nhớ lâu hiệu quả nhé.

4.1 Vì sao học mãi không nhớ

Theo nghiên cứu khoa học, thường con người sẽ quên đi khoảng 50% chỉ sau 1 tiếng học và  70% chỉ sau 24 tiếng đồng hồ, và thời gian càng dài đồng nghĩa với việc các bạn sẽ quên một lượng rất lớn kiến thức hoặc thông tin mà mình đã học và thu thập được. 

Một trong những nghiên cứu bắt đầu nghiên cứu về sự lãng quên được thực hiện bởi Hermann Ebbinghaus. Ebbinghaus nhận thấy đường cong lãng quên có bản chất là cấp số nhân. Khả năng ghi nhớ là 100% tại  thời điểm học bất kỳ thông tin cụ thể nào. Tuy nhiên, nó giảm nhanh chóng xuống 40% trong những  ngày đầu tiên. Sau đó, tốc độ duy trì trí nhớ lại chậm lại. 

Vậy làm thế nào để cải thiện khả năng ghi nhớ của mình?  

Trên thực tế, mọi thông tin bạn mới tiếp xúc đều sẽ được lưu vào khu trí nhớ ngắn hạn. Nếu như không  được nhắc lại, không sử dụng thường xuyên, các thông tin ấy sẽ được xếp vào hàng vô dụng, và bị xóa đi  rất nhanh. 

Để ghi nhớ thật nhanh, Ebbinghaus đề xuất rằng bạn cần "lặp" lại thông tin ấy qua 4 lần. Lần đầu là  ngay sau khi học, hãy đọc lại lần nữa. 3 lần lặp tiếp theo sẽ lần lượt theo chu kỳ: sau 15 - 20 phút; sau 6 - 8h; và sau 24h. Ngoài ra, một số chuyên gia về ngôn ngữ cũng cho rằng, nên lặp lại từ mới ở nhiều văn cảnh khác nhau. Để làm được điều này các bạn có thể: 

- Đặt ví dụ với từ mới. Các này sẽ giúp bạn vừa được tiếp xúc nhiều lần với từ vựng, vừa giúp các bạn ghi nhớ và hiểu sâu hơn từ vựng mà mình đã học.

- Làm bài tập. Đây là cách hữu hiệu để giúp các bạn được review kiến thức, bài tập từ vựng thường được thiết kế đa dạng, các từ vựng sẽ được xuất hiện ở các tình huống, dạng bài khác nhau, từ đó não bộ được kích thích liên tục và các bạn sẽ ghi nhớ tốt hơn.  

- Đọc, xem và nghe những nội dung có chủ đề giống với chủ đề từ vựng mà bạn đang học để xem những từ đó được sử dụng ở những văn cảnh và những phương tiện khác nhau thì sẽ như thế nào.

Còn để ghi nhớ trong dài hạn, quá trình đọc lại phải phân thành 5 giai đoạn. Đầu tiên vẫn là ngay sau khi  học. Tiếp đó là sau 20 - 30 phút; sau 24h; sau 2 - 3 tuần; và sau 2 - 3 tháng. Đây được gọi là phương pháp “Spaced Repetition”.

Ngoài việc hệ thống trong vở ghi các bạn cũng hoàn toàn có thể tạo cho mình những bộ Flashcard học từ vựng của chính bản thân mình. Một trong những ứng dụng hàng đầu được rất nhiều người sử dụng để tạo Flashcard đó là Quizlet.

4.2 Vì sao học xong không áp dụng được?

Rất nhiều bạn nói rằng mình có thể đọc hiểu, nghe hiểu nhưng đến lúc áp dụng vào nghe và nói thì các  bạn không nghĩ ra được từ phù hợp để diễn đạt ý mà mình muốn mặc dù có thể là bạn đã biết từ đó rồi.  

Các bạn hãy so sánh việc tiếng Anh hay học bất kỳ ngôn ngữ nào khác giống như là bạn đang học kỹ năng, chứ không đơn thuần là học thuộc lòng kiến thức như những môn Toán, Lý, Hóa,.. Nó giống như bạn  đang học môn bơi, bạn không thể biết bơi được nếu chỉ đọc sách lý thuyết về bơi, mà cần phải xuống bể và tập luyện hàng ngày thì mới thành thục được.  

Từ vựng được chia thành hai loại chính như sau 

  •  Nhóm từ nhận biết
  • Nhóm từ vận dụng

Để biến một từ vựng từ nhóm nhận biết sang nhóm vận dụng, áp dụng từ vựng vào các kỹ năng Nói, Viết. Các bạn hãy hỏi bản  thân mình rằng các bạn đã thực sự nói hay viết mà chủ đích sử dụng những từ vựng đó bao giờ chưa,  điều này quay lại vấn đề mình đã đề cập ở bên trên, là việc đặt ví dụ, đây là bước đơn giản nhất để giúp  các bạn dần hình thành phản xạ với các kỹ năng. Các bạn nhớ rằng đặt ví dụ càng nhiều, thì kỹ năng của  các bạn càng được cải thiện. 

Ngoài việc học từ vựng đơn lẻ, thì các bạn nên học theo các cụm từ. Điều này giống với việc các bạn học từ vựng theo chủ đề và theo cụm từ. Bạn sẽ dễ dàng tìm được cách diễn đạt mà mình muốn sử dụng nhưng không phải theo kiểu dịch Việt – Anh rồi ghép lại các từ đơn với nhau; chưa kể học từ vựng theo cụm cũng có khả năng giúp bạn diễn đạt tự nhiên hơn rất nhiều. Các bạn có thể tham khảo và học theo những đơn vị sau:  

- Collocation: Là những cụm từ cố định được ghép bởi nhiều từ. Ví dụ ta nói “mưa nặng hạt” là  “heavy rain” chứ không phải là “big rain”. Các bạn có thể tìm những collocation cho những từ vựng mà mình học được bằng cách tra từ điển Anh – Anh (Cambridge Dictionary; Oxford  Learner's Dictionary).

- Phrasal verbs: Được hiểu nôm na là các cụm động từ, được cấu thành từ một động từ và các phần giới từ đứng phía sau. VD: “He will take over the company when his father retires.” – “Anh ấy sẽ tiếp quản công ty khi bố anh ta nghỉ hưu.” Đặc biệt trong kỹ năng Speaking hay trong đời sống hàng ngày thì người bản xứ cũng dùng rất nhiều phrasal verbs để giao tiếp.

- Chunk: Đây là những câu, hoặc những cụm từ luôn luôn đi với nhau. VD: nếu muốn cổ vũ, hoặc  động viên ai đó cố lên thì hãy nói rằng “You got this in the bag!”.  

4.3. Học từ vựng ở đâu? 

Nếu như bạn cần trau dồi vốn từ vựng của mình ở kỹ năng Viết thì bạn cần đọc các tài liệu văn Viết mang tính học thuật như tin tức trên các kênh truyền thông, các bài nghiên cứu, các cuốn sách

Nếu bạn đang muốn tìm từ cho kỹ năng Nói thì hãy tìm những nội dung như phim ảnh, video, podcast, TV series, TV Show, Radio, IELTS sample answers.

Chúc các bạn học tốt nhé!

__________________

Tác giả: IELTS Login Academic